
Đăng nhập

Đăng ký
Thông báo
CÂY HOA TRÀ MY ĐỎ
Cây Trồng Chậu Lớn
Hoa Trà My tên khoa học Camellia japonica, thuộc họ Chè (Theaceae), có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và được trồng nhiều ở Việt Nam từ Bắc tới Nam. Hiện nay, đã có hơn 33.000 loại hoa trà trên khắp thế giới.
Đặc điểm:
Trà My thuộc cây bụi hoặc thân gỗ nhỏ, có chiều cao từ 30cm-1m, thân có nhiều cành. Lá trà sắp xếp theo kiểu so le, lá đơn, dày, mép lá có răng cưa nhỏ, có màu xanh lục, mặt trên hơi bóng.
Hoa Trà My có từ 8-12 cánh và 4 màu sắc rực rỡ như hồng đậm – lợt, màu đỏ, màu trắng hay phối màu. Cây cho hoa từ tháng 12 đến tháng 4, bông hoa nở to gồm nhiều cánh xếp lớp uốn cong rất đẹp. Hoa tươi lâu lên tới 2 tuần, mùi thơm nhẹ.
Trà my đỏ (Trà lựu): Hoa nở nhiều trong thời gian dài, cánh hơi xoăn, màu đỏ tươi rất quyến rũ, thường mọc từ 1 đến 2 bông sát nhau trên một cành, nhụy hoa màu vàng.
Ý nghĩa:
Hoa Trà My là loại hoa tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết với vẻ đẹp trong trắng, bình dị, mang đậm nét hoài cổ của minh. Trà My còn biểu tượng sự cao quý của vua quan thời phong kiến. Hoa Trà My đỏ rất phổ biến ở Nhật, được sử dụng trong các nghi lễ hoàng gia và nghệ thuật trà đạo.
Trà my đỏ còn có tượng trưng cho tình yêu nồng thắm của lứa đôi. Trồng và tặng một chậu Trà My đỏ cho người thân và bạn bè có ý nghĩa tiếp thêm động lực và năng lượng để họ cống hiến và chinh phục nhiều thành công. Trong phong thủy, Trà My đỏ mang ý nghĩa về quyền lực và sức mạnh và là loại cây tương hợp với mệnh Hỏa và mệnh Thổ.
Trong nghệ thuật tạo hình bonsai, Trà My rất được ưa chuộng vì dễ tạo hình với đủ màu sắc và dáng đầy nghệ thuật. Trong phong thủy, Trà my xóa tan đi niềm xấu ngăn chặn hung khí, đón vượng khí vào nhà đem lại sự an lành.
Theo dược học thì hoa Trà My có tính mát, vị ngọt đắng, có công dụng chữa các chứng thổ huyết, bị bỏng, tổn thương do trật đả và các bệnh lý da liễu.
Chăm sóc:
Hoa Trà My phù hợp với đa số các loại đất và khí hậu. Có thể nhân giống Trà My bằng nhiều cách như triết, ghép, dâm hom, cấy mô. Tuy nhiên phương pháp giâm hom là phương pháp tối ưu nhất và cho năng xuất cao nhất.
Đất trồng: Cây Trà My thích nước và phát triển tốt trong điều kiện có lượng nước đầy đủ nhưng lại không chịu được ngập úng. Vì thế đất trồng phải là loại đất có độ chua, nhiều mùn, ít canxi, không bết và thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt.
Nhiệt độ: Nên đặt cây tại nơi rộng rãi, thoáng gió, ánh nắng hướng đông, tốt nhất là nên dưới mái lưới che. Cây chịu nắng nóng kém, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 15- 24 độ.
Tưới nước: Tưới nước rất quan trọng cho Trà My, không được để đất trong chậu khô và phải luôn cấp ẩm cho đất. Vào mùa hè, nên tưới 2 đến 3 lần ngày vào sáng, mùa thu trung bình mỗi ngày 1 lần, mùa đông hay mùa xuân thì trung bình 2 đến 3 ngày tưới 1 lần, tùy thuộc vào thời tiết mưa hay khô. Đối với những ngày mưa thì không nên tưới cho cây.
Nên phun đều từ lá đến thân, không nên tập trung tưới mạnh vào gốc để tránh xói mòn gốc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Đặc biệt, cây trà ưa nước sạch cho nên hạn chế nước có hóa chất và clo.
Sâu bệnh: Cắt tỉa các lá bị sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu dạng bơm loãng vào hàng tháng, hoặc có thể dùng rượu ngâm tỏi, ớt gừng để trừ sâu cho lá. Tuy nhiên khi Trà My đã ra hoa thì không nên sử dụng bất kỳ biện pháp trừ sâu nào để không ảnh hưởng đến hoa Trà My.
Phân bón: Mỗi tháng chỉ nên bón 2 lần. Phân bón cho Trà My có thể dùng đa dạng, nhiều chủng loại, với lượng ít pha loãng, tuy nhiên không dùng phân hóa học.